[Để bưởi Diễn sai quả-phần 2] Kỹ thuật chặt rễ

0

Nằm trong seri bài viết cách trồng bưởi Diễn,chặt rễ là phương pháp ức chế sự tạm thời phát triển của cây để cây ra hoa đậu quả đúng thời vụ,nó cũng góp phần không nhỏ làm tăng độ bền,tuổi thọ cũng như chất lượng trái cho thu hoạch.

Collagen bột https://menard.vn/uong-collagen-thuong-xuyen-co-bi-nong-va-noi-mun-khong/ được đóng gói theo từng túi nhỏ. Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần pha bột collagen với nước và uống như bình thường. Theo nghiên cứu, tác dụng và khả năng hấp thụ của collagen dạng bột tương đương với collagen dạng nước.

Riêng với bưởi Diễn biện pháp này khá hữu hiệu khi xảy ra tình trạng phát lộc sớm(lộc đông),cây không về trạng thái nghỉ mà ra lộc ngay. Hạn chế và ngăn ngừa 1 số bệnh hại xuất hiện ở các rễ,cũng như kích thích cây ra rễ mới,tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,khiến trái bưởi Diễn ngon hơn…tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự tỉ mỉ,chính xác của người thực hiện. Cụ thể:

KỸ THUẬT CHẶT RỄ
  • Thời gian: trước hoặc sau thu hoạch tùy điều kiện thời tiết và sức sinh trưởng của cây,nên làm vào những ngày khô ráo và có nắng.
  • Các bước: (1)Chọn cây – (2) Cuốc đất xung quanh gốc – (3) phơi ải – (4) bón phân bổ sung
  • Yêu cầu kỹ thuật: Khoảng cách chặt rễ hợp lý đủ để ức chế ra lộc non mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bưởi Diễn. Bón các loại phân hỗ trợ đúng cách,cũng như quan sát tình hình sâu bệnh hại những ngày sau đó.

A. Thời gian chặt rễ phù hợp

Cũng giống như kỹ thuật khoanh vỏ,chặt rễ cần áp dụng đúng thời điểm và tình trạng của cây. Thông thường người trồng sẽ dùng biện pháp này khi thời tiết lạnh đến muộn,mưa kéo dài,khiến cây sắp hoặc vừa thu hoạch xong đã ra lộc mới. Tuy nhiên việc làm hay không cũng phải dựa theo từng cây ví dụ:

+ Bưởi tơ (dưới 3 năm) bà con sẽ tiến hành vào cuối tháng 11 âm, trong khi bưởi năm thứ 4 trở đi thì áp dụng sau khi thu toàn bộ trái,cắt tỉa tạo tán,cũng như loại bỏ cành sâu bệnh…

ky-thuat-chat-re

B. Các bước thực kiện kỹ thuật chặt rễ

Bước 1 – Chọn đúng đối tượng

Dùng trên cây khỏe mạnh,đã có thu hoạch với nhóm này ta sẽ kết hợp với khoanh vỏ,sau khi thu hoạch xong sẽ chặt rễ

Với những cây bưởi Diễn còn non,bị mất mùa,sức phát triển mạnh nhưng lại ít quả ta sẽ thực hiện sớm hơn. Điều này hết sức cần thiết bởi việc ủ mầm và ra hoa của cây sẽ đồng loạt hơn,giúp khả năng thụ phấn được cải thiện đáng kể.

Bước 2 – Chặt rễ

Mục tiêu là làm đứt các loại rễ tơ,rễ cám phía ngoài tán tùy vào mức độ lớn của cây, ta nên cuốc dò từ ngoài vào phía trong gốc độ rộng vết cuốc khoảng 20 – 30 cm là vừa. Khi bạn cuốc nếu thấy có nước thì phải tạo rãnh dễ nước thoát và bay hơi hết,tiếp đó dùng AKH Super hoặc Nano OxyClorua Đồng… để kìm hãm tức thời việc ra rễ mới cũng như ngăn ngừa nấm,vi khuẩn tấn công.

Bước 3 – Tiến hành phơi ải

Bà con lưu ý sau khi cuốc không lấp trở lại ngay mà khô hoàn toàn để loại bỏ nguy cơ các bệnh hại xâm nhập,tăng cường sự hộ hấp cho bộ rễ. Nếu gặp trời mưa thì phải có phương án thoát nước nhanh nhất có thể bằng đào rãnh hoặc máy bơm,thời gian phơi chừng 10 – 20 ngày là đủ.

phoi-ai-dat-da-chat-re

Bước 4 – Bón phân bổ trợ

Việc chặt rễ tác động trực tiếp đến sức sinh trưởng của cây do đó chúng ta cần có phương án bổ sung các chất dinh dưỡng giúp rễ phục hồi trở lại sau khoảng thời gian nhất định bằng cách:

Dùng phân hữu cơ mua ở các cửa hàng (hoặc thay thế bằng phân chuồng đã ủ khoai mục) với lượng vừa đủ theo tình trạng của cây giao động mức 10 – 30kg/gốc .

Kết hợp 1kg Lân có tác dụng tăng quá trình tái tạo bộ rễ mới,kích thích khả năng hấp thu của cây bưởi. Bà con nên tùy chỉnh tùy theo độ tuổi và nhu cầu bởi nếu bón quá nhiều sẽ khiến cây rất dễ bị héo úa và chết đi.

=> Như đã trình bày qua trong trong phần cách chăm sóc bưởi Diễn,khi bón ta cũng cần tuân thủ 1 số quy tắc như xới nhẹ lớp đất phía trên cách xa gốc 1 khoảng nhất định,riêng với trường hợp áp dụng kỹ thuật chặt đất thì nên bón phân cách xa phần rễ đã chặt 10cm hoặc trộn đều với đất rồi lấp lại.

C. Một số chú ý

Trước hợp đất trồng bị nén quá chặt khả năng trao đổi không khí của cây bưởi kém đi ta cần xới 1 lớp mỏng 5cm

Tuyệt đối không bón phân trực tiếp lên phần rễ đã chặt trước đó.

Có thể dùng vôi bột để khử khuẩn và vi nấm,kết hợp quét vôi xung quanh gốc (cách thời điểm bón phân chừng 2 tuần để không xảy ra tình trạng hình thành các chất kết tủa khó hòa tan)

Thời gian tiến hành chặt rễ,đất trồng phải luôn khô thoáng nếu gặp điều kiện bất lợi như mưa kéo dài phải thoát nước nhanh chóng nếu không cây rất dễ bị vi nấm xâm nhập khiến chất lượng và năng suất giảm đi

Cần tuân thủ đúng các bước như đã trình bày ở trên để đạt hiệu quả cao nhất,ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để thay thế hoặc bổ sung như:  Bón Kali đỏ 1 – 1.5kg/1 gốc vào cuối tháng 10 đầu 11 âm lịch giúp quả ngọt hơn cũng như kiểm soát khả năng hấp thu đạm của cây. Dùng dung dịch B9 0.2% hoặc Erthell  tỷ lệ 1: 1000 tức cứ 1ml pha với 1 lít nước phun đều lên các tán cây sau khi thu hoạch xong.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here