Giới thiệu kỹ thuật ghép mắt cây bưởi Diễn

2

Không còn xa lạ với các vườn cây ăn quả là kỹ thuật nhân giống bằng ghép mắt với chi phí thấp,tiết kiệm công sức chăm sóc,cây mau cho thu hoạch nên rất được ưa chuộng,cùng tìm hiểu và phân tích rõ hơn qua bài viết sau đây:

Kỹ thuật ghép mắt bưởi Diễn
  • Thời gian tiến hành: mùa xuân hoặc thu vào ngày mát mẻ,khô ráo
  • Các bước tiến hành: (1) chọn gốc ghép ; (2) chọn mắt ghép; (3) đưa mắt vào ; (4) buộc cố định mắt
  • Yêu cầu kỹ thuật: Vết cắt không xây xát gọn gàng,buộc mắt chặt tay,sau 1 – 2 tuần mắt vẫn xanh bắt đầu ra mầm

ky-thuat-ghep-mat-buoi

Ưu điểm

Là phương pháp dễ thực hiện,có thể nhân giống trên số lượng lớn.

Kế thừa và giữ lại được các điểm mạnh của gốc ghép.

Tiết kiệm chi phí,hạn chế được tình trạng cây con bệnh,yếu

Sau khi thực hiện thành công,cây giống có sức sinh trưởng rất mạnh mẽ mau chóng cho thu hoạch

Nhược điểm

Tỷ lệ mắt ghép thành công phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và kỹ thuật tiến hành

Đặc tính di truyền của mắt ghép thấp,quả bưởi cho thu hoạch thường không ngon và tôm bưởi khá là khô

Thời gian cho thu hoạch ngắn,cây nhanh thoái hóa buộc chúng ta phải có phương án thay thế trước đó.

Các bước ghép mắt cây bưởi Diễn

tien-hanh-ghep-mat-buoi

– Thời gian ghép: cũng giống như chiết cành bưởi,ghép mắt tốt nhất khi trời vào xuân hoặc thu khí hậu mát mẻ,độ ẩm vừa đủ. Nên bắt đầu vào lúc trời sáng hoặc chiều mát tránh ngày mưa và nắng gắt.

– Chọn gốc ghép: tìm cây thuộc họ cam quýt tốt nhất nên chọn cây bòng(Thì Đà),bưởi chua,bưởi đào bởi những loại này có sức chống chịu với môi trường rất tốt. Các bạn cũng lưu ý là chọn cây đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất không quá già cỗi cũng không quá non thường từ 3 – 5 năm tuổi là đẹp nhất.

– Chọn mắt ghép: Không chỉ riêng cây bưởi,hầu hết các loại cây ăn quả việc lựa chọn mắt ghép đúng quyết định rất lớn đến tốc độ khả năng phát triển của cây sau này. Bà con nên chọn cành bánh tẻ tức (không quá non không quá già), có nhiều mắt dạng mầm lá chưa nhú (hay còn gọi là mầm ngủ),vị trí cắt độ rộng chừng 0.5cm là vừa.

– Cách ghép mắt bưởi Diễn:

  • Bước 1(Rạch mắt trên gốc ghép): Ưu tiên những cành ngoài tán thuộc nhánh chính của cây,đầu tiên ta cắt ngang 1 đường dài 1cm,thêm 1 dường dọc vuông với đường ngang vừa tạo ra tạo thành hình chữ T (độ rộng 2 đường chừng 0.5cm),lấy hết phần vỏ ngoài đi.
  • Bước 2(Lấy mắt ghép): dùng dao sắc cắt vòng quanh mắt bưởi Diễn chiều dài 2cm
  • Bước 3(Đưa mắt ghép vào gốc ghép): Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch trên gốc ghép,rồi đưa mắt ghép vào
  • Bước 4(Kết thúc): Buộc chặt 2 đầu mắt bằng dây mềm.

Lưu ý:

Thông thường nếu ghép thành công thì sau 1 tuần mắt vẫn xanh có dấu hiệu ra mầm,lúc này ta có thể cởi bỏ dây buộc

Ngoài cách ghép chữ T thì ta có thể tiến hành các biện pháp ghép khác như cửa sổ(áp dụng cho những gốc già,vỏ dày) hay mắt ghép có gỗ(áp dụng cho những cành nhỏ không thể sử dụng chữ T và cửa sổ).

Nhìn chung cả 3  phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng tuy nhiên mấu chốt thành công của ghép mắt bưởi là dây buộc phải thật chặt và khít.

Chúc các bạn thành công!

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here