Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh mới trồng

Bưởi mới trồng là giai đoạn rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, bộ rễ và tán cây chưa hoàn thiện, cùng tỷ lệ bị sâu bệnh hại tấn công mỗi đợt ra trồi non là rất cao.

Để cây khỏe mạnh, sinh trưởng và đạt năng suất kỳ vọng cần thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về mùa vụ, chọn giống, thiết kể vườn trồng, bón lót, tưới tiêu nước, bón phan bổ sung, cũng như phòng ngừa sâu bệnh.

NÊN TRỒNG BƯỞI VÀO MÙA MƯA HAY MÙA KHÔ

Có khá nhiều quan điểm vào thời vụ trồng tốt nhất của bưởi da xanh, trước đây theo kinh nghiệm trồng bưởi da xanh của nhiều người, là nên chọn vào đầu mùa mưa để tận dụng nguồn nước tưới. Tuy nhiên trong điều kiện mưa kéo dài, độ ẩm cao nên nguy cơ nấm vi khuẩn xâm hại tăng lên. Cụ thể là rầy chổng cánh, chúng bùng phát mạnh mẽ và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh điển hình trên cây có múi như vàng lá gân xanh, vàng lá Greening…

trong buoi da xanh vao mua nang

Từ thực tế nghiên cứu các chuyên gia khuyên : bà con nên trồng bưởi da xanh vào thời điểm tháng 9 – 12 sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí phòng ngừa sâu bệnh. Chỉ cần đảm bảo độ ẩm trong đất tốc độ sinh trưởng của cây sẽ nhanh hơn rất nhiều so với mùa khô, nên bổ sung nước tưới 2 – 3 ngày/lần.

TIÊU CHUẨN VỀ GIỐNG BƯỞI

inconChọn giống:

loai buoi da xanh ruot hong duoc ua chuong
Bưởi da xanh ruột hồng, không hạt

Hiện nay chủ yếu dùng 2 loại là chiết hoặc ghép, cả hai đều có mức sinh trưởng tương đương. Nhưng nên ưu tiên bưởi chiết bởi nó kế thừa gần như hoàn toàn đặc tính tốt của cây mẹ, giúp trái sau này có chất lượng cao hơn.

Đồng thời, cũng có khá nhiều giống bưởi da xanh, nhưng tốt nhất vẫn là loại không hạt, tôm khô ráo tay, màu đỏ hồng đẹp

  • Với giống bưởi da xanh ghép: Vị trí từ gốc đến mắt ghép 60cm, đường kính 1.5 – 2cm, cành lá xanh tốt không có biểu hiện sâu bệnh.
  • Với giống bưởi da xanh chiết: chiều cao 60 – 70 cm, có 2 – 3 nhánh, rễ mọc đầy đủ, bầu đất chắc chắn, cành lá xanh tốt

Tham khảo thêm:nên trồng bưởi chiết hay bưởi ghép

THIẾT KẾ HỐ VÀ VƯỜN TRỒNG BƯỞI DA XANH

Thiết kế vườn

Do bưởi da xanh là loại cây ưa cạn, nên những khu vực trũng nước, tầng canh tác thấp, do đó bà con cần đào mương và sẻ rãnh, để cây vẫn hấp thu tốt dinh dưỡng mà không bị ngập úng trong mùa mưa.

tieu chuan thiet ke vuon trong buoi da xanh

Khi đã thiết kế vườn trồng xong cần tiến hành rải vôi toàn bộ bề mặt vườn, để trung hòa độ PH trong đất, cũng như ngăn ngừa mầm bệnh. Hoặc tập trung 200g/ hố. Cần thực hiên trước  khi trồng 1 – 2 tuần.

Nên chuẩn bị thêm một số cây dự phòng, vì trong quá trình trồng không thể tránh khỏi có những cây xuất hiện bệnh vàng lá, ghẻ lá. Lúc này nên thay thế luôn bởi chúng bị  nhiễm từ cây mẹ, để tránh lây lan thì nên đào bỏ và thay thế cây khỏe mạnh, để toàn bộ vườn bưởi có sự phát triển đồng đều, tiện chăm sóc và thu hoạch về sau.

Tạo hố trồng

Tiêu chuẩn hố trồng

Độ sâu 30 cm
Độ rộng 40×40 cm
Hố cách hố 4×4 m hoặc 4×5 m
Phân bón lót 7 – 10 kg phân chuồng

0.5 kg lân

0.5 – 1kg vôi bột

100g DAP

Phân hữu cơ với đặc điểm giúp đất tơi xốp, rễ cây phát triển tốt, giúp cây bền khỏe lâu dài, các nhà khoa học khuyên bà con nên dùng phân hữu cơ để bón lót. Cần tiến hành bón lót trước 1 – 2 tuần trước khi xuống giống.

Trường hợp không có phân chuồng, có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh Trichomix dt 4kg/gốc, hoặc NPK có hàm lượng đạm cao như: 19- 13 -8 hoặc 19 – 16 – 8

Bưởi da xanh vốn có bộ rễ lan ăn nổi, nên không đào hố trồng sâu. Việc thiết kế vườn trồng theo khuyến cáo, giúp cây hấp thu đủ dinh dưỡng, tiện chăm sóc, cũng như tiết kiệm được diện tích canh tác.

CÁCH CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH MỚI TRỒNG

Vận chuyển cây giống vào ngày trời mát, để cây xuống giống không bị xót rễ.

Khi mang về không nên trồng ngay, nên để cây trong bón râm từ 1 – 2 tuần để cây lấy lại sức, tránh hao hụt khi xuống giống.

Nếu cây có trồi non, nên loại bỏ vì khi tiếp xúc với môi trường  trồi sẽ héo. Đồng thời điểm này rễ sẽ có nhiều rễ cám, nếu trồng ngay thì cây sẽ bị suy yếu.

Giai đoạn mới trồng

  • Do được bón lót trước khi trồng nên gần như mặt dinh dưỡng ta không cần quá lo lắng, chỉ cần bổ sung nước tưới mỗi khi đất có dấu hiệu bị khô.
  • Tiến hành che mát nếu thời tiết nắng gắt, cần dựng bộ khung vững trãi để không bị đổ khi gặp gió lớn.
  • Để tăng sức sinh trưởng cây bưởi da xanh, cứ 2 tháng ta có thể bón 40 g DAP 18 – 4 – 6

cham soc buoi da xanh moi trong

Lưu ý:

Trong giai đoạn kiến thiết bà con hay tận dụng phần đất chống để xen cây trồng khác, nhưng cần hết sức lưu ý trồng loại cây gì và mật độ bao nhiêu để bưởi da xanh không bị cạnh tranh dinh dưỡng, không bị sâu bệnh xâm hại và thiếu ánh sáng quang hợp. Có như vậy việc “lấy ngắn nuôi dài” mới phát huy tác dụng !

Cũng theo Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hòa – nguyên phó viện trưởng viện cây ăn quả miền Nam:

Để cây bưởi da xanh phát triển đúng với tiềm năng, năng suất, duy trì sức sống tốt, cũng như chăm sóc và thu hoạch dễ dàng bà con nên khống chế chiều cao của cây bằng kỹ thuật tỉa cành tạo tán. Để bộ khung của cây phát triển cân đối, tròn đều giúp cây nhận đầy đủ ánh sáng, tăng diện tích bề mặt quang hợp của lá, ít bị sâu bệnh hơn…

Ta nên tiến hành 2 tháng/ lần, có thể cắt trực tiếp trồi chính khi đạt chiều dài 60cm, để kích thích trồi bên.  Trồi được cắt sau này sẽ phát triển thành cành cấp 1, với trồi bên phát triển từ cành cấp 1 này bà con chỉ để 2 – 3 trồi để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu ích sau này.

Tham khảo kỹ hơn tại bài viết: kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán

Từ năm thứ nhất đến thứ ba

Liều lượng bón phân đơn cho bưởi da xanh 1 – 3 năm tuổi

Độ tuổi Đạm(kg/gốc) Lân (kg/gốc) Kali (kg/gốc) Chuồng (kg/gốc)
1 năm 0.25 0.4 0.08 15
2 năm 0.4 0.6 0.3 20
3 năm 0.7 0.8 0.4 30

Cây 1- 3 năm tuổi: Chia làm 4 đợt trước khi cây phát lộc

  • Đợt 1 : 100% lân + 100% vôi
  • Đợt 2 : 100% phân chuồng + 40% đạm + 40% Kali
  • Đợt 3 : 30% Đạm + 30% Kali
  • Đợt 4 : 30% Đạm + 30% Kali

Phòng trừ sâu bệnh

Chăm sóc bưởi da xanh mới trồng hết sức quan trọng, phải đảm bảo cây lớn khỏe, nhiều cành tán để chuẩn bị cho giai đoạn mang trái sau này. Tuy nhiên thời kỳ này người trồng cũng rất đau đầu khi phải đối mặt với nhiều sâu bệnh hại nguy hiểm, tốc độ lây lan lớn, khó phòng trừ như: bệnh ghẻ, loét, vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ…

Triệu chứng và cách xử lý bệnh hại trên cây bưởi

Tên bệnh Triệu chứng Thuốc phòng – diệt
Greening Mặt lá đốm vàng, gân xanh nổi lên Chlorpyridos,Cypermethrin
Thối rễ,chảy mủ Thân cây có mủ vàng, rễ mục ruỗm màu nâu Alpine 80WDG,Booc đô 0.1%
Tristeza Lá vàng rụng nhiều,quả vàng nửa trái Wellof 330EC 0.25%,Hoppecin 50EC 0.3%
Thán thư Hoa hoặc quả có màu xẫm, ở giữa có 1 chấm tròn Carmanthai80WP hoặc MEtalaxyl

Phòng trừ bệnh thôi là chưa đủ, bà con cũng cần kiểm soát nghiêm ngặt tình hình sâu hại, đặc biệt các loài có nguy cơ bùng phát thành dịch:

Các loại sâu hại điển hình trên cây bưởi da xanh

Tên sâu Dấu hiệu tàn phá Thuốc phòng – diệt
Nhện đỏ Lá héo nhạt màu, có vòng tròn trên bề mặt Comite 73EC 0.1%, Newsodan 5.3EC
Rệp đen – xanh Lá úa vàng, phủ kín muội đen Trebon 10EC, Sherpa 25EC
Rệp sáp Chích lá, quả khiến chuyển vàng và rụng Dùng Trebon10EC 0.1%
Vẽ bùa Tạo lớp ngoằn nghèo màu trắng trên lá Polytrin 440EC, Selecron 500EC 0.2%
Bọ xít Trên quả có vết chích,xung quanh màu nâu Bascide 50EC, Enspray 99EC,Hoppercin 50EC
Ruồi vàng Quả rỉ mủ vàng sau chuyển nâu, từ vết dục của ruồi Sofriprotein, Ento-pro 150SL, B52.USA

Trong đó đáng lo nhất vẫn là loại rầy chổng cánh, xử lý cụ thể như sau:

 Biện pháp sinh học:

+ Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, các loại ong ký sinh, ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh lưới, ruồi ăn mồi. Ngoài ra còn có một số loài nhện hiện diện trong vườn cũng làm giảm mật số rầy chổng cánh đáng kể, trong đó có các họ Lilyphiidae, Therdiosomatidae, Thimisidae…

 + Phun dầu khoáng khi thấy đọt non ra dài từ 5mm – 10mm, khoảng 2% số cây trên vườn ra đọt non, mỗi đợt phun 2 lần, loại dầu khoáng có thể sử dụng là SK Espray 99EC theo liều lượng khuyến cáo. Lưu ý, trước khi phun dầu khoáng phải tưới nước cho vườn cây từ hôm trước.

+ Sử dụng các loại thuốc sinh học như Abamectin, Ebamectin, chất chiết xuất từ tỏi, dầu neem, nấm ký sinh, vi khuẩn Bacillus thuringiensis và các chất xua đuổi khác.

+ Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh, mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi (4 bẫy ở 4 gốc và 1 bẫy ở giữa vườn). Khi phát hiện rầy chổng cánh bay vào bẫy vàng thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị.

Biện pháp hóa học:

+ Tưới thuốc lưu dẫn xung quanh gốc cây theo liều lượng khuyến cáo, như gốc Clothianidin, Thiamethoaxam, Imidacloprid.

Trồng ổi xen canh

 Chọn giống ổi: Ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành.

Nguồn tham khảo : danviet.vn

Ngoài ra rệp sáp sâu, sâu vẽ bùa, sâu ăn trồi non… cũng khiến nhà vườn hết sức lo ngại. Chúng khiến lá quăn queo, trồi đọt yếu, cây sinh trưởng chậm ảnh hưởng tới cây trong giai đoạn sau.

Theo các nhà chuyên môn nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cây ra đọt mạnh, đồng loạt kết hợp phòng ngừa ngay từ đầu sẽ làm giảm đáng kể sự tàn phá của các loại sâu rầy giai đoạn sau.

Có giải pháp khá hay đó là tưới thuốc trừ sâu lưu dẫn: CONFIDOR 100SL – diệt côn trùng trích hút, Pyrethroid – làm chậm sinh trưởng sâu , Bacterine và Xentari – gây độc tố cho sâu …

Bà con không nên quá nôn nóng mà để quả quá sớm sẽ khiến năng suất các năm tiếp theo kém do bộ tán và rễ cây vẫn chưa ổn định. Thời gian để trái tốt nhất  với giống cây chiết là năm thứ 3, với cây ghép 3 – 3.5 năm.

Có thể bạn quan tâm: trồng bưởi da xanh bao lâu có trái

cham soc buoi da xanh moi trong tot dam bao nang suat ve sau

Tổng kết

Bưởi da xanh là loại cho ăn trái lâu năm, có thể khai thác lên tới 20 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt, vì thế việc đầu tư chăm sóc bưởi da xanh mới trồng là vô cùng quan trọng. Có như vậy thì những vườn bưởi bền, sung sức, trái bưởi to đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ không còn là ước mơ quá xa vời.

Tìm trên google

  • chăm sóc bưởi da xanh mới trồng
  • bưởi da xanh mới trồng
  • kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh mới trồng

31 COMMENTS

  1. Cho e hoi. E cung moi trong dc may goc BDXanh nhung moi khi ra dot non lai bi co lai va kho. Vay la buoi cua e bi g ah. E ra tiem noi ng ta ban thuoc ve xit ma thay k het. Mong ACE giup do voi ah

    • Đọt non bị khô có 3 nguyên nhân chính:
      Nếu lá khô- trắng là do nhện đỏ – anh dùng dầu khoáng để diệt nhé
      Thiếu vi chất Caxi – bổ sung bằng Dolomit
      Hoặc thời tiết quá nắng cũng có thể gây ra hiện tượng như a nói
      Nếu được anh gửi hình ảnh cho em để em chuẩn đoán được chính xác hơn

  2. Do lần đầu trồng bưởi da xanh, không biết kĩ thuật, tôi không bón lót phân chuồng mà chỉ lót bằng 1 thứ phân vi sinh khoảng 300 g/ gôc cùng ít thốc basudin. Trồng xong mới biết đất bị phèn. Nay đã 6 tuần mà cây mới ra tược rất ít; lá rất nhỏ, chậm lớn. Vây tôi phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Xin bạn vietquanit1988 hướng giúp tôi với. Rất cảm ơn bạn

    • Theo em anh có thể dùng giấy chỉ màu (giấy quỳ tím) để đo độ PH của đất là bao nhiêu, thường đất nhiễm phèn là độ PH < 6. Căn cứ vào độ PH anh sẽ rắc vôi bột để cải thiện, mỗi lần thí điểm 200g/gốc. Sau đó chừng 1 tháng thì anh sắn đất lên đo lại. Nếu chưa về được mức PH = 6 – 7, thì anh tiếp tục dùng vôi bột anh nhé.

      Chúc anh thành công!

    • Nếu trước đó bạn bón lót rồi thì chưa cần, nhưng nếu chưa bón thì nên bổ sung phân chuồng ủ khoai (gà, lợn , trâu …) + Supe Lân nhé (lượng bón thì ít thôi – tùy điều kiện đất để mình bón) cứ 1/2kg phân hữu cơ + 2 lạng lân là dc

  3. Cho hỏi do điều kiện đất đai ẩm phân chuồng đã được ủ tôi có đổ trực tiếp vào gốc cây bưởi 1-3 năm vậy có gây hại gì ko? Và lộc đông khi nào ổn định, thì tỉa được.
    Thanks…

    • Nếu đổ trực tiếp cây sẽ rất rễ nhiễm các loại nấm bệnh, cũng như một số nguyên liệu sẽ khó hoặc không phân hủy được khiến cây không hấp thụ được.
      Anh nên tỉa cành và tạo tán trước mùa mưa 2 tuần (tháng 6 dương lịch – nam bộ)

  4. Nhờ a chỉ dùm cách trị bệnh ghẻ hay loét trên cây bưởi. Do mới trồng nên tôi kg biết phân biệt ra bệnh. Chỉ thấy cây bị chấm vàng. Kg biết nguyên nhân vì sao. Xin cảm ơn.

    • rụng bông chia ra làm 2 loại: 1 là rụng sinh lý (bình thường) – 2 là do điều kiện chăm sóc hoặc khí hậu, chị nói rõ cụ thể tình trạng vườn để em tư vấn kỹ hơn cho chị

  5. E co mua may cay buoi chiet moi cắt tu cay me Dem ve ươn ma sao bi rung het la nhu vay co bi anh huong j ko ak. Co cay ra la non ma nhỏ xíu 2 tháng roi ma la ko lớn,cho e hoi nhu vay phai lam sao ạ

    • Sau khi trồng lẽ rụng sinh lý là điều bình thường, nếu cây sống sẽ ra rễ tơ và lộc nên bạn đừng quá lo lắng.
      Trường hợp 2 tháng mà lá không lớn (bạn có thể bổ sung thêm lân và NPK giàu đạm để kích rễ và tán phát triển).

  6. Cho hỏi mình ở Tây Ninh, đất ruộng trồng được bưởi da Xanh không vậy add, thỉnh thoảng mưa lớn vẫn ngập. Với chi phí từ lúc bắt đầu mua giống trồng đến lúc làm trái (3.5 năm) là khoảng bao nhiêu/hecta vậy. Cám ơn.

    • Em nghĩ đất trồng ruộng thì sẽ trồng được bưởi da xanh anh nhé, khắc phục được vấn đề ngập úng là xong. 1ha cần khoảng 500 cây ~ xấp xỉ khoảng 20 triệu tiền giống. chúc anh thành công

  7. Cho hỏi lộc non cây bưởi ra rất mướt, buoi mới trồng gần tháng sao buổi trưa là bị héo xuống.Măc dầu nước tưới đầy đủ là bi gì? Xin cam ơn.

    • Cái này cũng khá dễ hiểu anh ạ, buổi trưa nhiệt độ tăng cao – mình lại tưới nhiều nước dẫn hiện tượng héo lá. Anh nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, độ ẩm duy trì 60 – 70% thôi

  8. dạ cho hỏi bưởi e trồng trồng được 2-3 tháng nó ra đọt non là bị những con sâu màu xám ăn xin cho hỏi bác là nên dùng thuốc gì ạ em cám ơn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here