Chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch giúp cây bền lực

3

Chăm sóc cây bưởi Diễn sau thu hoạch là việc làm tối cần thiết để duy trì năng suất,cũng như giữ lực cho các năm kế tiếp. Việc làm này tăng khả năng thâm canh,đưa cây vào đúng thời vụ,chuẩn bị các dưỡng chất cần thiết cho đợt lộc Đông sắp tới.

Những người mới bắt tay vào trồng bưởi Diễn thường chỉ chú ý chăm sóc khi cây ra hoa và kết quả nhưng sự thật là thời điểm sau thu mới là quan trọng nhất. Bởi lúc này cây đang cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khi đã mất rất nhiều lực cho mùa vụ trước. Bỏ qua công đoạn này,bưởi rất dễ bị chột không thể tiếp tục ra quả,hoặc có cũng là sai mùa vụ,từ đó năng suất sụt giảm. Vậy chăm sóc cây bưởi Diễn sau thu hoạch thế nào?

Chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch

Ta cần tiến hành 4 công việc chính khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch

  1. Vệ sinh vườn trồng,cắt tỉa cành
  2. Tưới nước,bón phân bổ sung dinh dưỡng phục hồi cho cây
  3. Sử dụng thuốc hóa học phòng,diệt sâu bệnh
  4. Theo dõi xử lý giúp lộc Đông phát triển đúng thời điểm

I. Vệ sinh vườn trồng,cắt tỉa cành

Sau mỗi mùa thu hoạch cây bưởi thường có rất nhiều cành lá khô còn trên cây,cũng như rụng xuống,nếu không được xử lý thì sẽ tạo điều kiện để sâu bệnh tấn công. Bà con nên quét dọn thu gom mắt vườn,sau đó đốt đi,tránh để trường hợp mục ruỗng tự nhiên. Nhặt sạch hết cỏ,phát quang bụi rậm,cắt gọn hàng rào,chặt bỏ cành xòe ( nếu có trồng cây chắn gió ) mục đích là để cây bưởi tận dụng được tối đa dinh dưỡng và ánh sáng khi mưa xuân tới.

Tiếp theo ta cần tiến hành cắt tỉa cành và tạo tán,đây cũng là công việc cực kỳ quan trọng khi chúng ta tiến hành chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch. Không đơn giản chỉ là loại bỏ những mâm mống sâu bệnh,nó còn giúp cây tăng khả năng quang hợp,tập trung dinh dưỡng nuôi cành mang hoa,làm năng suất thu hoạch ổn định và quả có mẫu mã đẹp hơn. Cụ thể:

  • Loại bỏ những cành khô,cành không có lá,cành cựa,cành không có lá,cành sâu bên trong tán cây và cuống quả còn thừa khi thu hoạch xong.
  • Những cành sâu bệnh cũng nên cắt đi tránh để lây lan,trường hợp cành chính,quá lớn thì nên kết hợp xử lý bằng biện pháp thủ công và hóa học. Ví dụ khi bà con phát hiện sâu đục thân,cách xử lý sẽ như sau: dùng dao sắc khoét nhỏ 1 lỗ dùng dây thép luôn vào lỗ để diệt sâu mẹ,tiếp tục phun trực tiếp Regent 800WG vào để diệt trứng và sâu con.
  • Khi cây sang giai đoạn ra lộc đông thì nên tỉa bớt nếu quá dày,chỉ giữ lại những nhánh to đẹp hướng sáng. Chúng ta cần định hình,cân đối lượng cành lá tỏa đều xung quanh gốc,cũng như làm sao để ánh sáng chiếu lên toàn bộ bề mặt và sâu bên trong tán cây.
  • Lưu ý: dùng kéo sắc chuyên dụng cho cành nhỏ,với cành lớn phải dùng cưa,cắt dứt khoát không làm tước vỏ,kết thúc thì nên quét nước vôi nên bề mặt. Ngoài ra nên tránh tiến hành vào ngày mưa,để tránh nấm bệnh tấn công vào vị trí mới cắt.
cat-tia-canh-buoi
Cắt tỉa cành bưởi đúng cách

Việc chăm sóc bưởi Diễn chỉ có ý nghĩa khi chúng ta cắt tỉa đúng cách. Nhưng cắt bao nhiêu,như thế nào? Rất đơn giản bạn cần căn cứ vào 3 yếu tố: độ tuổi,sức phát triển,cũng như thời điểm thực hiện. Ví dụ: khi thu hoạch bưởi sớm có thể tỉa nhiều 1 chút,nhưng nếu muộn thì nên hạn chế tỉa,bởi thời điểm tháng 2 – 3 ở miền Bắc thường rất lạnh,việc ra lộc lúc này sẽ kém hơn rất nhiều. Thông thường thì cứ 3 năm ta sẽ tỉa đau một lần để làm lại tán,đảm bảo khả năng thâm canh cho cây.

=> Bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại bài viết kỹ thuật cắt tỉa cành và tạo tán cây bưởi

II. Kỹ thuật bón phân,tưới nước sau thu hoạch

1.Bón phân

a.Tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng sau thu hoạch

Như đã nói ở phần trước cắt tỉa cành rất quan trọng nhưng có thể bỏ qua,nhưng tuyệt đối không thể thiếu việc bón phân bổ sung,cải tạo lại độ màu mỡ cho đất. Khi những trái cuối cùng được thu hoạch,thì cũng là lúc ta cần bổ sung phân bón cho cây ngay. Nó có tác dụng giúp cây tái tạo lại bộ rễ,cành lá xum xuê trở lại,cũng như phục hồi năng lực sống sau mấy tháng trời nuôi quả.

Không bón hoặc bón không đúng thời điểm là nguyên nhân làm cây mất mùa năm sau,bị chết hoặc dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu bà con muốn vườn bưởi Diễn nhà mình tiếp tục cho trái sai,ra đúng mùa vụ thì đây là việc làm không thể bỏ qua.

bon phan cho cay an trai

b.Vậy bón phân gì sau thu?

Để đất không bị bạc màu,trả lại độ màu mỡ cho đất tốt nhất bà con nên bón phân chuồng,nếu không có thì thay thế bằng phân hữu cơ tổng hợp NPK 5-10-3(Na 5% – P 10% – K 3%) hoặc NPK 16-16-8-13S(N 16% – P 16% – K 8% và S 13%) Kết hợp Supe Lân để kích thích rễ non mọc ra,đồng thời làm khỏe chúng,rắc thêm vôi bột nếu đất chua.

c. Liều lượng bón

Thường lượng bọn ta cần cân đối theo độ tuổi,sức phát triển cũng như chất đất,thông thường cây 3 – 4 năm tuổi ta sẽ sử dụng  công thức bón cho 1 gốc,giai đoạn sau thu (tháng 1) như sau:

  • Phân chuồng ủ khoai mục 10kg/cây
  • Dùng 1 – 2kg NPK 5-10 -3 (hoặc NPK 16-16-8 những khu đất thiếu màu mỡ dùng  NPK 16-6-16 để tăng cường bổ sung lượng đạm cần thiết)
  • Lân 0.5 kg /cây
  • vôi bột 0.5 kg /cây  rắc đều quanh gốc
  • Ure  0.5kg /cây

Lưu ý:

  • Khi bón nên xới nhẹ lớp đất mỏng phía trên cách gốc 50cm tránh cuốc sâu sẽ làm đứt dễ tơ,sau đó rải đều phân quanh gốc,cuối cùng phủ đất lên trên và tưới thêm nước(ta có thể tận dụng những hôm mưa xuân vừa kết thúc,sẽ làm tăng hiệu quả bón)
  • Các giai đoạn sau bao gồm: khi ra hoa,nuôi quả và trước thu hoạch

>>>>> bạn có tham khảo kỹ hơn tại bài cách chăm sóc bưởi Diễn

  • Sau thu hoạch vài tuần nếu thời tiết không có gì bất thường cây sẽ chính thức phát lộc Đông bà con có thể bổ sung thêm  phân bón lá. Khả năng hấp thu của cây bưởi Diễn bằng hình thức này cao hơn,có thể nhanh chóng làm mầm non cứng cáp,kích thích ra hoa. Chúng ta có thể dùng MKP (0–52–34)  P2O5 52 %, K2O 34% pha với tỷ lệ 200g  với 10 lít nước phun trực tiếp vào các cành lộc.

phan-mkp

2. Tưới nước và giữ ẩm

Tưới nước và giữ ẩm cho đất cũng cần được bà con chú ý,lưu tâm trong khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch. Cây được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dễ dàng hấp thu các loại phân bón,làm cành lá xanh tốt.

  • Cụ thể,ta nạo sạch rãnh,làm lại luống,vun lại gốc để sau này khi mua mưa đến vườn dễ thoát nước hơn. Sử dụng vòi tưới đầu hoa sen,tưới vòng quanh gốc,cần tránh phun nước trực tiếp vào gốc (gây thối gốc) hay vào lá cây(sẽ làm rụng lá,rụng lộc). Thời gian tưới tốt nhất là vào sáng sớm và chiều tối,tránh tưới khi trời đang nắng to khiến cây bị hấp hơi mà héo rụng lá.
  • Với những vườn bưởi Diễn việc cung cấp nước là khó khăn,thì nên chuẩn bị thêm phương án giữ ẩm bằng cách dùng rơm ra,hoặc lá cây để ủ quanh gốc

Lưu ý: sau khi bón phân ta cần tưới nước ngay,duy trì lượng nước vừa đủ sẽ khiến phân nhanh tan hơn vào trong đất,cây cối dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

III. Phòng ngừa sâu bệnh hại

Chỉ sau vài tuần sau khi bưởi thu hoạch,nhất là trong điều kiện thời tiết ấm áp cây sẽ rất nhanh chóng ra lộc Đông. Những trồi non mới mọc là thời điểm thích hợp để các loài sâu ăn lá phát triển và tấn công,tiêu biểu là nhóm rầy sáp (Citrus mealybug). Vườn bưởi nhà bạn có thể nhanh chóng trở lên xơ xác chỉ sau vài ngày vì tốc độ sinh sôi của chúng rất nhanh. Nên ngay khi thu hoạch xong,ta có thể tăng cường khả năng phòng chống rệp sáp tấn công bằng cách : pha loãng vôi bột,rồi quét xung quanh gốc. trường hợp đã bị tấn công rồi thì xử lý bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

  • Nurelle D 25/2.5 EC hoặc Wellof 330 EC pha nồng độ  0.2 – 0.3% tức cứ 200ml pha với 100l nước
  • Wellof 330 EC pha nồng độ 0.15% hoặc Applaud 10WP 250g hòa tan với 100l nước
benh-vang-la-tren-cay-buoi
Bệnh vàng lá

Riêng các loại bệnh hại trên cây bưởi thì nổi bật nhất các loại nấm Fusarium,Solani và Phytopthora cùng tuyến trùng gây hiện tượng thối rễ và vàng lá hàng loạt. Triệu chứng ban đầu chỉ một vài lá sau lan ra cả cành,nếu không xử lý nhanh sẽ lây lan ra cả vườn.

  •  Khi vườn mới xuất hiện vàng lá thối rễ cần cắt bỏ phần rễ bị bệnh đem tiêu hủy. Sau đó sử dụng thuốc gốc Mancozeb, Metalaxyl tưới gốc (bôi thuốc vào vết cắt và xử lý đất) để diệt trừ nấm, nhằm giảm mật số mầm bệnh. Tưới thuốc 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần. Sau khi xử lý thuốc khoảng 20 ngày, sử dụng phân bón kích rễ cho cây phục hồi, dùng 1kg  NPK: 2-2-15; MgO:2,0; B:0,5; Fe:0,5;Cu:0,5; Mn: 0,5. pha với 200l nước, mỗi gốc bệnh ta sẽ dùng 5l tưới đều lên bề mặt để kích thích cây ra rễ mới.
  •  Xử lý bệnh vàng lá: dùng 0.5l Ohara Đồng-Kẽm(Cu – EDTA: 8,5%; Zn – EDTA: 12,5%, TE vừa đủ: 100%)+ 0.5l Ohara Amino ( NPK 1,6-1,2-0,5; MgO: 0,3; Cu: 0,05; Zn: 0,05; Mn: 0,05; Fe: 0,01; Axit amin 0,5 ) cùng 400l nước. Tiến hành phun đều lên mặt lá và lộc non phun 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần.

Chú ý: thường xuyên theo dõi quá trình loại trừ sâu bệnh hại,cần điều trị dứt điểm không để chúng có cơ hội phục hồi. Nên đến các cơ sở phân phối thuốc bảo vệ thực vật uy tín để mua,tránh trường hợp hàng nhái – đồng thời nhờ họ tư vẫn kỹ càng lại cách thức sử dụng.

Một bệnh khác cũng khá phổ biến là bệnh sương mai,với biểu hiện làm mầm non kém,gây rụng hoa giai đoạn sau bà con cần phun phòng bằng Ridomin Gold 68WC,bà con hòa tan 100g với 32l nước,trường hợp đã có dấu hiệu bệnh thì tăng liều lượng gấp đôi .Tiến hành phun định kì 1 tháng 1 lần từ lúc cây bắt đâu ra hoa đến khi thu hoạch.

IV.Kỹ thuật hãm hoặc kích thích lộc đông

Khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch người trồng cũng thường gặp phải tình trạng đợt lộc Đông ra không đúng vụ. Thường thì lộc Đông ra sớm do nhiệt độ cao,hoặc thu hái sớm. Ngược lại,lộc Đông ra muộn khi thời tiết quá lạnh / hoặc thu hái muộn. Điều này quả thực tai hại,nó khiến cây bưởi năng suất giảm,trái thu không còn ngon nữa,cũng như không chín đúng dịp tết làm giảm giá trị kinh tế đi rất nhiều. Vậy phải khắc phục tình trạng này như thế nào:

1. Trường hợp lộc ra sớm

  • Cần sử dụng dao sắc khoanh tròn vỏ của cành cấp 2,khắc sâu tới tận phần gỗ mỗi đường cách nhau 3 – 5 cm sau đó dùng nilong màu đen bọc kín lại,có tác dụng giảm chất dinh dưỡng nuôi cành đó tức thời.

>>>Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: kỹ thuật khoanh vỏ

bang-kin-tai-vi-tri-khoanh-vo

  • Tiếp theo dùng Ethrell nồng độ 0.1% hoặc pha loãng B9 với nước  tỷ lệ 10g : 5l phun đều lên các tán cây. Cùng với đó hòa loãng K tưới vào gốc vừa có tác dụng làm ngọt trái bưởi,vừa ức chế quá trình hấp thu đạm của cây,từ đó làm chậm quá trình sinh trưởng.

2. Trường hợp lộc ra muộn

  • Dùng  Dekamon 22,43L pha nồng độ 0.15% phun đều lên các mầm ngủ,để tăng hiệu quả kết hợp các loại phân bón lá,cũng như phân bón NPK 16-16-8 (tối đa lượng đạm) giúp kích thích trồi và lá non phát triển,cũng như cứng cáp hơn.
  • Kết hợp tưới nước,giữ ẩm đầy đủ,không được để đất quá tơi – khô.

Trên đây là toàn bộ những công việc bạn cần phải làm sau khi chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch,nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết,tôi sẽ giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể.

test.thembay.com/test2 website tư vấn giải pháp trồng bưởi Diễn hiệu quả,tịn cậy cho bạn!

3 COMMENTS

  1. Khi tiến hành chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch bà con phải đảm bảo tiêu chí : đúng thời gian – đúng cách làm
    thì mới cho hiệu quả,cũng như tiết kiệm chi phí

  2. Bưởi nhà tôi ngot không đều măc dù trái to vàng đep thỉnh thoảng lai bi khô thì phải làm gì kinh mong đc giúp đỡ giải pháp khắc phục ạ xin cám ơn

    • Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng của anh bao gồm: cây mới bói, hoa đợt 2, hoặc cũng có thể do giống, anh có thể gửi hình ảnh vào zalo số 0989341023 giúp em. để em đánh giá cây nhà mình nhé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here