Những bệnh hại thường gặp nhất ở cây bưởi

Kiểm soát,phòng ngừa bệnh hại trên cây bưởi là công việc được đặt lên hàng đầu khi người dân tiến hành chăm sóc cây có múi nói chung và bưởi Diễn nói riêng. Việt Nam lại là nước nhiệt đới gió mùa nên tình trạng nấm bệnh,vi khuẩn lại càng có điều kiện để sinh sôi và phát triển thế nên hiểu và có phương án giải quyết đúng đắn là đặc biệt cần thiết.

Hãy cùng bưởi Diễn Văn Trì tìm hiểu qua bài viết dưới dây nhé!

Bệnh vàng lá có gân xanh nổi lên (vàng lá Greening)

Dấu hiệu nhận biết

Quan sát kỹ cây bị bệnh,ta sẽ thấy mặt lá có những đốm vàng,kèm với đó phần gân lá nổi rõ màu xanh(số khác lại là gân vàng). Nguyên nhân là bởi các loại nấm khuẩn,tiêu biểu nhất là Phytopthora chúng tác động trực tiếp vào khả năng đưa dưỡng chất di nuôi cây khiến phần lá và quả bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

vang-la-gan-xanh

Bệnh vàng lá Greening  càng có điều kiện phát triển trong những vườn bưởi  nhân giống theo hình thức ghép mắt. Còn nhớ có những năm bệnh hại này bùng phát,nhiều gia đình trồng bưởi Diễn ghép phải chịu cảnh gần như mất trắng. Vậy nên chọn giống bưởi kỹ càng,cũng như phát hiện sớm ,xử lý kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Cách phòng và xử lý

  • Đầu tiên bà con cần cách ly và chặt bỏ những cây đã lây nhiễm
  • Làm sạch các loại cây ký sinh như : tơ hồng,tầm gửi,quế nguyệt chúng là môi trường tuyệt vời để các loại rầy,virus sinh sôi. Cẩn thận hơn bà con có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin để phòng và diệt rầy triệt để hơn.
  • Khi quyết định trồng bưởi,thì nên tìm nguồn giống sạch,khỏe mạnh,bà con có thể liên hệ với bưởi Diễn Văn Trì theo số 0989341023 để được tư vấn chi tiết hơn.
  • Thường xuyên quan sát xem cây có biểu hiện bất thường nào không,đặc biệt là mùa có độ ẩm không khí cao như đầu xuân và hạ lộc non ra nhiều rất dễ bị tấn công(đây cũng là mùa rầy sinh sản và phát triển mạnh).

Bệnh chảy mủ (Phytopthora sp)

Dấu hiệu nhận biết

Xuất hiện nhiều nhất ở những vườn thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ,thiết kế vườn trồng không hợp lý,mật độ cây quá dày,tán cây quá dày,thiếu dinh dưỡng cần thiết…

chay-mu-cay-buoi

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng thối rễ chảy mủ là do nấm Phytophthora,cơ chế xâm nhập của loại này là bắt nguồn từ những vị trí xây xước,tổn hại trong quá trình chúng ta đào xới. Ban đầu chỉ tại 1 vùng nhất định,tiếp đó lây lan ra phần rễ tơ mới mọc,cuối cùng là tất cả bộ rễ.

Dễ thấy,khi cây bị bệnh phần thân sẽ xuất hiện hiện tượng chảy mủ,quả,lá vàng rụng nhiều bất thường. Kiểm tra phần rễ thì có hiện tượng  thối mục màu nâu xám,có thể dễ dàng bóc tuột vỏ. Chứng bệnh tai hại này có thể làm cây suy kiệt nhanh chóng bởi toàn bộ rễ bên dưới hỏng hết,toàn bộ vi chất trong đất cây bưởi không thể chuyển hóa và hấp thu được.

Cách khắc phục

  • Để khắc phòng ngừa bệnh thối rễ chảy mủ ở cây bưởi công việc đầu tiên ta cần làm đó là lựa chọn khu đất để trồng bưởi phù hợp. Mà cụ thể là những khu vực đất cao không bị ngập nước trong mùa mưa,cũng như thuận lợi việc tưới trong mùa khô.
  • Khoảng cách mỗi cây hợp lý phù hợp với chất đất: ví dụ khi trồng bưởi Diễn,nếu đất màu mỡ thì trồng rộng ra cỡ 4x4m. Ngược lại đất cằn xấu,dinh dưỡng thiếu thốn thì cần thu hẹp lại thành 3.5 x3.5 m. Làm sao để sau khi cây trưởng thành vẫn còn không gian để đón ánh nắng mặt trời.
  • Để loại bỏ nguy cơ xuất hiện bệnh hại trên cây bưởi,công tác vệ sinh vườn sau mỗi mùa thu hoạch bà là rất cần thiết. Cụ thể ta cần tiến hành các thu gom lá khô,cành khô,cắt bỏ phần cuống còn sót lại sau khi hái quả -cùng cành yếu kém không thể tiếp tục sinh trưởng,rồi đem đi tiêu hủy.
  • Nên tiến hành cắt tỉa hàng tháng ,và tạo tán hàng năm,giúp dinh dưỡng được tập trung tối đa. Điều tiết lượng cành cắt bỏ hợp lý tránh cắt quá nhiều khiến cây bị thui chột. Cần lưu ý thêm 1 số kỹ thuật trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả tích cực. Bà con có thể tham khảo kỹ hơn  tại đây

cat-tia-canh-buoi

Lưu ý thêm

Trong việc dùng hóa chất để phòng ngừa bệnh thối rễ chảy mủ  để tiết kiệm test.thembay.com/test2 chia ra làm trường hợp.

  • Trường hợp 1:  “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương sách hàng đầu để giảm thiểu thiệt hại,chi phí do sâu bệnh hại phát sinh. Cụ thể để hạn chế cây bị nhiễm nấm Phytophthora bà con có thể sử dụng Boóc đô nồng độ 0.1% (hoặc nước vôi bột) quét vòng quanh gốc khi kết thúc thu hoạch và đầu mùa mưa
  • Trường hợp 2: Quan sát thấy những dấu hiệu đầu tiên của thối rễ chảy mủ,cần xử lý ngay bằng  Alpine 80WDG,cách pha: bà con có thể dùng 20gram hòa với 8lit nước,rồi phun đều lên bề mặt lá cành,sau cùng tưới dung dịch lên xung quanh bề mặt gốc.
  • Trường hợp 3: Khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn cuối,tức là việc thối gốc chảy mủ xảy ra rõ rệt – khả năng cứu sống sẽ rất thấp. Ta có thể bới đất để lộ phần rễ bị bệnh rồi phun trực tiếp các loại thuốc hóa học có chứa  Metalaxyl lên khu vực rễ bị thối,hay chỗ thân bị chảy mủ. Sau một thời gian nếu không có biểu hiện lây lan,phần bị hại lành lại thì cây bưởi có thể tiếp tục phát triển.

Bệnh ghẻ nhám

Dấu hiệu nhận biết

Trong danh sách các bệnh hại phổ biến ở cây bưởi,ghẻ nhám cũng là loại rất hay gặp. Khi cây bị bệnh,ta sẽ thấy lá xuất hiện những chấm nhỏ có màu khác với màu lá,tại đó còn có hiện tượng lõm xuống .Giai đoạn tiếp theo các chấm này biến đổi các đốm màu nâu (trông như vết ghẻ),sau cùng lá sẽ vàng và rụng xuống.

benh-ghe-nham

Bệnh ghẻ nhám còn có thể phát triển trên thân,bề mặt quả,tạo ra các vết lồi và sần sùi khiến cây nhanh chết,năng suất sụt giảm,ức chế- ngăn cản sự phát triển của lộc và cành non.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nấm Elsinoe Fawcetti,xuất hiện nhiều nhất khi mùa mưa bắt đầu,và khi lộc non ra nhiều nhưng lại thiếu sự chăm sóc của người trồng.

Cách phòng ngừa và khắc phục

  • Khi bắt đầu lên kế hoạch trồng bưởi cần có nguồn cây giống “sạch”,khỏe mạnh. Tránh việc trồng mau(khoảng cách nên căn cứ giống bưởi nào – chất đất ra sao),cần thường xuyên cắt tỉa – tạo tán thường xuyên. Nên bón phân tập trung thành đợt trong năm tránh bón đều đều khiến lộc ra liên tục rất dễ bị nấm bệnh tấn công.
  • Phun phòng ngừa bằng : Carbenda Supper 50SC 0.15%, Catcat 250EC 0.08% , hoặc hòa Bemyl 300g 50WP với 100 lít nước.
  • Khi cây có biểu hiện bệnh cần tránh tưới nước vào các tán cây, Nên cắt bỏ,và đem đốt cành lá bị bệnh ở xa vườn

Bệnh vàng lá hoặc vàng nửa trái (hay bệnh Tristeza)

Dấu hiệu gây hại

Bệnh Tristeza  trên cây bưởi  là chứng bệnh do virut Closterovirus gây ra,được Bar-Joseph phát hiện lần đầu tiên vào năm 1979. Không lây nhiễm như các loại bệnh thông thường,Tristeza lây nhiễm trong quá trình người ta nhân giống bưởi  qua các hình thức khá phổ biến như : chiết,ghép,giâm cành …

benh-vang-la-Tristeza

Khi bị nhiễm bệnh,quả bưởi mặc dù chưa chín nhưng lại có hiện tượng vàng sớm ở phần dưới và rụng đi. Để kiểm chứng,bà con có thể quan sát thêm phần thân và cành đều có hiện tượng lõm sâu vào bên trong,gân lá nổi rõ hơi úa vàng rụng nhiều.

Cách phòng ngừa và xử lý

  • Tìm mua giống bưởi Diễn chất lượng,khỏe mạnh,không nên lấy ở những nguồn không đảm bảo.
  • Khi tiến hành biện pháp cơ giới dụng cụ phải sạch sẽ,để virus không xâm lại
  • Thiết kế vườn trồng theo tỷ lệ hợp lý,thường là 4x4m nếu qua mau nên di chuyển cây ra vị trí khác
  • Thường xuyên cắt tỉa và tạo tán định kì
  • Những cây nghi nhiễm phải cách ly,cây đã xác định chính xác lên đào bỏ và thiêu hủy
  • Rầy nâu,ruồi vàng là các loài gây hại cũng như truyền bệnh nhanh hơn ta phòng diệt kịp thời bằng Wellof 330EC 0.25%,Altach 5EC 0.1% hoặc Hoppecin 50EC 0.3%

Bệnh loét vi khuẩn

Dấu hiệu nhân biết

Nằm trong danh sách những bệnh hại trên cây bưởi tiếp theo là bệnh loét vi khuẩn do ( hay còn gọi là Xanthomonas Campestris). Khi bị tấn công,trên bề mặt lá sẽ có hiện tượng có các chấm lốm đốm vàng,các đốm này khi bị nặng sẽ kết dính lại tạo thành mảng lớn.

benh-loet-vi-khuan

Đặc biệt vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao tốc độ lây lan của loét vi khuẩn sẽ càng nhanh,vườn bưởi của bạn có thể bị trút sạch lá sau 1 thời gian ngắn..

Để phòng bệnh

  • Lựa chọn giống,vị trí đất trồng kỹ lưỡng,có hệ thống tưới tiêu nước dễ dàng
  • Ta cần tiến hành bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cây,nếu thiếu kinh nghiệm trong việc bổ sung phân đơn thì bà con có thể dùng các loại phân tổng hợp NPK.
  • Kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật như: Boocđô nồng độ 1%, Kasuran nồng độ 0,15% khi bưởi bắt đầu phát lộc 1 – 2 lần,mỗi lần cách nhau 2 tuần
  • Khi phát hiện nấm bệnh đã nặng có phương án cắt bỏ,thiêu hủy sớm nhất có thể

Bệnh thán thư (hay Collectotrichum sp)

Dấu hiệu nhận biết

Khi bệnh xuất hiện,cánh hoa hoặc trái bưởi sẽ có màu nâu xẫm dạng hình tròn ở giữa có chấm màu đen. Thông thường bệnh phát triển mạnh trong thời kỳ bưởi bắt đầu ra hoa và tạo trái non,khả năng lây lan nhanh hơn khi gặp điều kiện mưa,ẩm,sương dày kéo dài.

benh-than-thu

Để phòng bệnh hại này

Chúng ta cũng cần tiến hành các phương án chọn giống chất lượng,và thiết kế vườn trồng đúng quy cách

Nên tìm đến các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua các loại thuốc có chứa Azoxystrobin, Metalaxyl , Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole… Đặc biệt dùng Carmanthai 80WP – là loại có hiệu quả cực tốt giúp ngăn chặn gần như 100% bệnh thán thư.

Đến đây, chắc rằng quý bà con đã có thông tin nhất định về các loại bệnh hại trên cây bưởi,rõ ràng việc phòng và ngăn chặn kịp thời có vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo năng suất và phẩm chất quả khi thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc bưởi Diễn,hãy thể để lại bình luận bên dưới bài viết,chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ và thật chi tiết cho từng trường hợp.

Lưu

24 COMMENTS

  1. làm ơn cho em hỏi, mặt dưới lá bưởi có nhiều nốt sần nổi lên màu vàng, lá còn non rất ít, chủ yếu mọc dày ở lá bánh tẻ đến lá già là do sâu hay bệnh gì ạ, cách trừ như thế nào ạ?

    • Như bạn miêu tả mình có thể đoán đây bệnh vàng lá do vi khuẩn, tác nhân do rầy chổng cánh. Bạn có thể sử dụng Phironin 50SC đồng thời phun thuốc kháng Comcat 150 WP. Nếu được bạn có thể gửi hình ảnh qua fanpage: facebook.com/buoidienvantri mình sẽ dễ dàng chuẩn đoán và tư vấn hơn !

  2. Bưởi của mình trồng được 6 tháng, mỗi lần cây ra lá non, đọt non là bị xoăn rồi rụng hết. Bạn có thể cho mình biết bưởi bị bệnh gì và cách xử lý như thế nào không?

  3. bưởi nhà em hiện tượng có các vảy bám chi chít ở thân cành làm thân cành khô héo dần và chết
    Bệnh này là bệnh gì và chữa ntn ạ
    E đã dùng tay cạo những vảy ốc này và bôi vôi
    Mong ad giải đáp ạ

  4. Bưởi nhà mình đang thời kỳ sắp thu quả trên lá xuất hiện có rất nhiều vết tròn như bị vôi vấy vào, mình ko biết bệnh gì mong bạn tư vấn giúp cách điều trị. Cảm ơn nhiều

  5. Nhà em có 20 gốc bưởi diễn nhưng hai tháng nay trên lá có xuất hiện nhiều nốt nhỏ trên mặt lá màu đỏ . Cho em hỏi đó là bện gì . Em cám ơn .

  6. Ad cho mình hỏi trên lá bưởi nhà mình xuất hiện nhiều nốt màu đỏ nổi hẳn lên nhìn khá giống như mốc. Mình lấy tay cậy nhẹ là nó bung ra cho hỏi là bệnh gì

    • Đây là dấu hiệu của rệp sáp nhé anh Lê Minh, anh có thể dùng 1 số loại thuốc em giới thiệu trong bài sâu hại bưởi + kết hợp dầu khoáng, để bong cái lớp đó ra – từ đó thuốc BVTV sẽ có hiệu quả cao hơn

  7. Cho em hoi buoi nhà em trên lá xuất hiện một số nốt màu đỏ ở bề mặt dưới của lá. Lấy tay cạy nhẹ lad bung ra. Để lâu chuyển thành mốc màu đen . E hoi đó là bệnh gi. Cam on

  8. Anh ơi, bưởi da xanh em mới trồng 1 năm (trồng cây 1 năm tuổi – trên đồi khá dốc, thoát nước), năm vừa rồi mưa rất nhiều, trong vụ mưa cây lên xanh rất đẹp nhưng dần phân thành 2 hạng lớn nhỏ khác nhau – cây lớn cao bằng 1 đầu 1 với, cây nhỏ chỉ cao bằng ngực; cuối mùa mưa cây bắt đầu vàng lá dần dần và sau vàng rất nhiều (nhất là loại cây nhỏ), cây còi cọc, đanh lại, lá non ngày càng vàng, nhỏ và dày, nhiều cây bị nặng động vào lá là rụng. Nghi là vàng lá thối dễ nhưng khi nhổ lên thử dễ vẫn trắng, có khá nhiều dễ tôm (không nghi là vàng lá gân xanh vì gân không xanh), cũng đã xử lý vôi bột và phun 3 lượt thuốc nấm. Nghi là thiếu vi lượng nên đã phun, tưới bổ sung vi lượng 3 lần nay vẫn không khỏi. Cây rất đơ, còi, ra lộc nhưng lộc rất nhỏ, yếu… Vậy bị bệnh gì và xử lý sao hả anh, mong anh giúp đõ??? (Tiếc là không có chỗ để đăng ảnh nhờ anh xem giúp)

    • Chào anh, với những cây lớn phát triển bình thường thì em tạm không bàn. Trường hợp cây nhỏ – rụng lá, khả năng là đất bị sói mòn quá nặng khiến dễ tơ không ra được -> không có chất dinh dưỡng -> cây yếu dần, còi cọc, rụng lá. Ở đây anh bón vi lượng em nghĩ là không ổn (xử lý trường hợp thiếu vi chất nhất định) – thay vào đó anh nên bón bổ sung gấp NPK, Supe Lân, đồng thời có phương án chống sói mòn vào năm tới (trồng cây, hoặc rãnh nước dạng xiên)…
      Để cụ thể và chính xác hơn anh có thể gửi vào fanpage: fb/buoidienvantri – chúc anh thành công

  9. Buoi da xanh nha e trong dc nam tren la xuat hien nhug dom vang roi lay sag nhug la khac tren cay vay do la benh gi va cach chua tri ra sau ak .nen phun thuoc gi

    • Hiện tượng đốm vàng này rất có thể là bệnh vàng lá gân xanh (hay rỉ sét) – anh có thể thử nghiệm ở 1, 2 cây bằng thuốc Cypermethrin nếu hiệu quả thì phun toàn vườn(lần sau phát bệnh thì có thể dùng Chlorpyrifos Ethyl thay thế)

  10. Bưởi nhà em trồng ăn dc nhưng sau ra trái rất nhiều nhưng tép bưởi bên trong bị sần sùi khô không ăn được. Cho e hỏi bị bệnh gì vậy ạ. Bơm thuốc gì dc ko

    • Có khả năng bưởi còn tơ, mới bói nên thế. bạn nói cụ thể hơn thông tin trang trại – mình sẽ có tư vấn tốt hơn cho bạn

  11. Cho tôi hỏi nhà tôi có 2 cây bưởi mỹ trồng ở cầu ao rất mát, thời gian gần đây (khoảng 2,3 tháng nay bị lá vàng bây giờ đang rụng lá ,thân cây thì chảy nhựa,cành thì bị khô nhiều,lá thì héo.cho tôi hỏi bị bệnh gì và cách khắc phục ra sao.xin tư vấn giúp tôi .
    Tôi xin cảm ơn
    Nếu cây bị chết tôi rất tiếc

    • Vâng chào anh, Đây là dấu hiệu bệnh thối rễ – chảy mủ (nhiều khả năng do rễ bị ngập úng) anh nên đánh cây lên vị trí cao hơn sau đó, xử lý ngay bằng Alpine 80WDG phun cả lá và gốc.. hi vọng vẫn cứu được cây!

  12. Làm ơn cho hỏi Cây em trông dc 3 tháng, Cây ra lộc phát triển tốt, nhưng đợt mua keo dài vừa rồi khiến 1 sô lộc búp non chuyển mầu vang Trăng, đây con phai la bệnh vang lá thối rễ ko, nhờ anh tu vấn giúp, cách chữa, va thuốc đặc trị ạ, e cảm ơn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here