Quy trình và cách trồng bưởi Diễn cho hiệu quả lâu bền

1

Trồng,xuống giống là khởi đầu một công đoạn cực kỳ,cực kỳ quan trong kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Diễn quyết định thành bại của chúng ta. Do đó các vấn đề về kỹ thuật cần phải được nắm rõ và thực hiện thật là chính xác.

Yêu cầu kỹ thuật khi trồng bưởi Diễn

  • Thời gian tiến hành: tốt nhất vào mùa xuân thời tiết mát mẻ
  • Quy trình chính: chọn đất và giống-> xuống giống -> chăm sóc,phòng sâu bệnh
  • Yêu cầu: đất trồng phù hợp,mật độ cây hợp lý,phòng ngừa và loại bỏ sâu bệnh hại nhanh chóng,trong thời gian ngắn nhất cây có thể bắt nhịp với môi trường sống mới.

I. Chọn giống và đất trồng

a. Bí quyết chọn giống

Một cây bưởi cho hiệu quả về kinh tế khi và chỉ khi nó là một cây giống tốt đáp ứng được các chuẩn về tính di truyền và sức chống chịu. Do đó chọn mua giống cây bưởi Diễn ở Minh Khai,Phú Diễn được xem là tối ưu bởi giống ở đây chuẩn,khỏe mạnh,chính gốc nên chất lượng năng suất sau này bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

b. Đối với đất trồng bưởi Diễn

nếu được nên chọn đất thịt,màu mỡ là tốt nhất,làm sạch cỏ phát quang bụi rậm,lên luống kích thước Dài x Rộng : 3 x 20m,cao hay thấp tùy thuộc vào địa hình xung quanh. Những mảnh đất khi mùa mưa đến mà bị ngập cần có phương án đào các rạch nhỏ,xâu quanh vườn để tiện cấp thoát nước khi cần thiết.Khu vực mà có độ dốc cao cần thiết kế theo bậc thang để hạn chế tình trạng sói mòn.

trong-buoi-dien

Trong trường hợp đất bị chua chúng ta có thể bổ sung vôi bốt lượng vừa đủ ở mức PH = 6,bổ sung thêm phân chuồng khoai mục(hoặc phân hữu cơ nhân tạo)để làm tăng độ màu mỡ cho đất,cần tiến hành trước lúc gieo trồng 1- 2 tháng.

Nên chọn những khu đất được chắn gió để tăng khả năng đậu quả,gần đường giao thông để tiện vận chuyển phân bón,quả thu hoạch.

II. Chuẩn bị lỗ(hố) trồng

a. Mật độ trồng: điều này sẽ căn cứ vào điều kiện của đất,nếu đất đen mịn có khả năng thâm canh thì ta có thể dùng khoảng cách 4 x5 hoặc 5x5m. Riêng với các trường hợp đất pha cát,đất xỉ khả năng phát triển của cây kém hơn ta nên áp dụng tỷ lệ 4×4 m căn cứ vào mật độ này bà con có thể ước tính được lượng cây giống cần thiết phải mua là bao nhiêu. Như năm vừa rồi chúng tôi có mở rộng ra 5 sào cần tới 125 cây giống và bổ sung thêm 15 cây tổng cộng là 135 cây. Bởi trong quá trình chăm sóc và phát triển sẽ có lượng nhất định bị chết hoặc thoái hóa ta cần thay thế nên bà con cần mua giống dư ra 1 chút.

b. Kích thước lỗ trồng :Tiêu chí chung là làm sao phải giứ được cây con không bị lung lay,không bị úng nước nếu mưa,tạo điều kiện tối đa để cây bắt rễ mới. Thường người ta đào lỗ Rộng x Dài x Cao theo tỷ lệ chuẩn là 40x40x40 cm kích thước này có thể điều chỉnh tùy ý theo kích thước bầu đất của cây giống.

c. Bón lót: Trong cách trồng bưởi Diễn giai đoạn chuẩn bị hố không thể thiếu bước bón lót,giúp tăng độ màu mỡ cho đất,kích thích cây non sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên mới 1 hố cần:

  • Phân hữu cơ: 1,5 – 2kg phân chuồng tăng độ màu cho đất (cần ủ trước khi bón không cây bị “xót” dẫn đến chết cây) / Có thể thay thế phân chuồng bằng 0.2 – 0.3kg phân hữu cơ tổng hợp NPK 16-16-8 ( Đạm 16% – Lân 16% – Kali 8%)
  • Phân vô cơ Supe Lân(cân nhắc dùng loại đơn hoặc kép): 0.1kg có tác dụng khiến dễ con khỏe mạnh,tăng khả năng chịu hạn
  • Bổ xung vôi bột để khử chua nên tiến hành việc hành trước khi bón phân hữu cơ và Lân 1 tuần

Lưu ý: tổng độ dày không quá 15 cm, toàn bộ phải được bón trước lúc tiến hành ra giống 15 ngày nếu không cây con rất dễ bị chột(chậm lớn,thoái hóa)

kich-thuoc-ho-trong-buoi-dien

 

III. Tiến hành trồng bưởi Diễn

– Theo kinh nghiệm của người dân làng Diễn thì nên dải 1 lớp đất mỏng bóp vụn làm sao để khi đặt cây xuống sẽ có 1 nửa nhô lên khỏi mặt sàn khu vườn. Bởi nó giúp cây chắc chắn,cũng như không bị ngập úng tức thời khi có mưa,đồng thời khiến cây không bị quá thấp sau 1 2 năm trồng bởi đất sẽ lún dần theo thời gian.

– Di chuyển nhẹ nhàng cây giống ra gần vị trí hố trồng,dùng dao kéo cắt phần bọc ngoài rồi đặt cây vào miệng hố,tiếp đó xoay tán cây theo hướng mặt trời giúp tăng khả năng quang hợp.

– Công việc tiếp theo phải làm là tiếp tục bóp  vụn đất rồi lấp đầy kín mặt gốc, nén nhẹ

– Để hạn chế tình trạng lay gốc khiến cây đứt rễ và chết ta cần bổ sung thêm cọc tre,cọc gỗ cắm chéo thân rồi buộc cố định lại.

– Cuối cùng là tưới thêm 1 chút nước để tăng độ ẩm.

iV. Chăm sóc bón phân,phòng ngừa sâu bệnh

Kết thúc giai đoạn trồng chúng ta cần áp dụng đúng các kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn theo từng giai đoạn để cây có thể nhanh chóng bắt dễ đâm trồi trong môi trường hoàn toàn mới. Trong đó thuật bón phân và phòng loại bỏ sâu bệnh hại là quan trọng nhất.

a. Phương pháp bón phân

Công thức bón phân trong năm  đầu tiên này chúng ta chia ra làm 4 đợt bón với lượng bón cho 1 gốc như sau:

  • Đầu mùa xuân vào tháng 2: bón lót 20kg phân hữu cơ tự nhiên(phân chuồng)+ 120g đạm Ure + 44g Kali Clorua
  • Đầu mùa hạ tháng 5: 90g đạm + 30g Kali
  • Đầu thu tháng 8: 90g đạm Ure + 30g Kali
  • Đầu đông tháng 11: 500g lân + 1kg vôi bột

Lượng bón này chúng ta có thể tăng hoặc giảm tùy vào điều kiện của cây ví dụ nếu cành lá phát triển tốt bình thường thì có thể giảm lượng đạm xuống 20 – 30%.

phan-bon-chu-yeu-cho-nam-dau-trong-buoi-dien

b. Cách tưới nước,thoát nước

Đây là công việc bắt buộc có vai trò quan trọng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây bưởi,ngăn ngừa ỏng rễ do ngập nước.

Bản thân bưởi Diễn là cây ưa cạn nên chúng ta chỉ cần cung cấp lượng nước vừa đủ,đúng thời điểm cụ thể:

Những thời điểm cần cấp nước: ngay khi kết thúc việc xuống giống cây con,những hôm nắng hạn trong mua hè,mùa thu đông ít mưa.

Cách tưới: Sử dụng máy bơm nước lắp vòi hoa sen ở đầu ra tưới vòng quanh gốc bưởi,tránh phun thẳng vào gốc hay trực tiếp lên hoa lá sẽ làm rụng.

Cách thoát nước: công việc này cần được lên phương án từ khi thiết kế vườn,từ cách rãnh nhỏ đến các mương thoát nước lớn bao quanh. Trong những ngày mưa lớn kéo dài bố trí máy bơm để tiêu nước bởi cây bưởi Diễn chịu nước rất kém chỉ cần bị úng trong vài giờ đã có thể làm cây bị chết.

c. Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh

Ngay từ những năm đầu tiên trồng bưởi Diễn việc phòng ngừa sâu bệnh phải được thực  hiện đều đặn và cẩn thân. Việc kiểm soát được tình hình,có phương án xử lý nhanh chóng sẽ giúp  cây phát triển ổn định không bị các di chứng ảnh hưởng đến năng suất về sau.

Các bệnh hại thường gặp nhất thời điểm này chủ yếu là do vi nấm ,tuyến trùng gây ra,hay các loại sâu hại là rệp sáp,vẽ bùa,đục thân…Mỗi loại sẽ có các phương án phòng ngừa và loại bỏ riêng ví dụ:

Hiện tượng chảy mủ thối dễ do nấm Phythopthora gây ra,bà con có thể pha Aliette nồng độ 2.5%, (hoặc Ridomil 2%) phun trực tiếp lên vùng bị bệnh

Sâu đục thân: ta sẽ thấy lớp mùn trắng rơi trên mặt đất,cần tiến hành cắt bỏ cành nhỏ. Đối với cành to dùng dao sắc cắt gọn rồi dùng dây thép mảnh tiêu diệt sâu mẹ,phun Supracide 40ND nồng độ 0.2% để diệt sâu con và trứng.

Rất hại nguy hiểm cho cây non là các loại rệp khiến lá quăn rộp và rụng nhiều bà con có thể dùng thuốc Trebon 0.1% phun làm 2 đợt.

Bệnh úa muộn (sương mai): do loại nấm có tên là Phytophthora infestans tấn công từ khi mới trồng. Với biểu hiện là lá bị trắng nhạt như sương khiến lá bị nhũn,khô và rụng đi trong khi đó thân cây lại bị màu nâu từ một vài điểm sau lan ra toàn bộ. Để phòng ngừa ta cần vệ sinh vườn nhặt sạch cỏ,quét dọn cành lá khô rụng vun đống và đốt bỏ, tiếp đó quét vôi vào gốc,phun lên lá,tỉa bỏ cành lá xấu. Khi phát hiện bệnh sử dụng Bonny 4SL 0.2%, Gekko 20SC 0.1%…

Chi tiết cách chăm sóc bưởi diễn hiệu quả tiết kiệm nhất

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here